Máy là lô là khăn ga khách sạn -Flatwork ironer - HS CLEANTECH.
Máy là lô chuyên là khăn ga đồ vải khách sạn Made in Korea.
- Máy là khăn ga Hàn Quốc được Sản xuất theo công nghệ Mỹ, sản xuất lắp đặt tại Hàn Quốc (KOREA).
- Con lăn chính được làm bằng thép không rỉ giúp thúc đẩy quá trình tăng nhiệt nhanh hơn, tiết kiệm năng lượng, tăng tuổi thọ tối đa.
- Thiết bị điều khiển biến tần giúp tiện lợi hơn và giảm thiểu tối đa các rủi ro có thể xảy ra.
- Tăng gấp đôi dụng cụ an toàn giúp công nhân được bảo vệ và tránh được các tai nạn xảy ra.
Những ưu điểm vượt trội của máy là ga , là lô Hàn Quốc
1.Hệ thống điều khiển:
- Hoạt động bằng hệ thống điều khiển vi xử lý, điều chỉnh chính xác mức tốc độ và nhiệt độ quả lô tránh những sai sót hỏng hóc có thể gặp phải với các loại chất liệu khác nhau. Thiết kế theo khối tiết kiệm không gian đặt máy và mang lại vẻ hiện đại cho phòng đặt máy.
- Hệ thống bao gồm nhiều tín hiệu cảnh báo báo hiệu mỗi khi thiết bị gặp một số trục trặc nhất định.
- Tối ưu mọi tính năng vì người sử dụng! Thiết bị đáp ứng được các chứng chỉ chất lượng như ISO9001, CE,
2. Hiệu quả sử dụng năng lượng:
- Chức năng tiết kiệm năng lượng tối đa mỗi khi máy bắt đầu vận hành và khi kết thúc.
- Để giữ nhiệt tốt hơn, thiết bị sử dụng các loại quả lô có kích thước dày, đường kính quả lô lên tới 800 mm.
- Ngoài ra, Hệ thống vỏ máy cách nhiệt với môi trường bên ngoài, giảm nhiệt lượng thất thoát ra môi trường.
Bản Vẽ Thiết Kế bố trí thiết bị Xưởng Giặt Đồ Vải Khách Sạn.
Bản vẽ thiết kế xưởng giặt công nghiệp chuẩn quy trình một chiều và các khu vực trong xưởng giặt là các thiết bị cho xưởng giặt. Xây dựng dây chuyền giặt là sao cho hợp lý, vận hành nhà giặt theo quy trình một chiều, nghĩa là đầu vào đồ bẩn và đầu ra đồ sạch theo qui trình vận hành một chiều.
Bản thiết kế bố trí thiết bị cho xưởng giặt là khách sạn - quy trình một chiều
1. Tổng quan chung về quy trình giặt một chiều
Xây dựng dây chuyền giặt là khách sạn sao cho hợp lý, vận hành nhà giặt theo quy trình một chiều. Nghĩa là đầu vào đồ bẩn và đầu ra đồ sạch theo qui trình vận hành một chiều.
Xưởng giặt được thiết kế trên được thiết kế đáp ứng công suất 1 - 1,5 tấn đồ vải khô/ ngày tương ứng từ 8-16 tiếng hoạt động/ ngày.
2. Phân khu trong xưởng giặt
Sự phân khu hợp lý cùng với máy móc được đầu tư đầy đủ như trên sẽ giúp xưởng giặt đáp ứng hầu như toàn bộ nhu cầu xử lý các đồ vải phát sinh của: khách sạn, bệnh viện, resort, nhà máy, dân sinh,…
Trong xưởng giặt là tiêu chuẩn sẽ gồm 5 khu vực chính, cụ thể:
2.1. Khu phân loại, tẩy điểm
2.2. Khu giặt ướt và giặt khô
2.3. Khu sấy khô
2.4. Khu là
2.5. Khu hoàn thiện, đóng gói
3. Các thiết bị chính
Các thiết bị chính trong xưởng giặt là được các kỹ sư The One Việt Nam tư vấn và đưa ra giải pháp sử dụng 100% thiết bị giặt sấy sấy là của hãng HS Cleantech và WorldEng - Hàn Quốc. Các thiết bị trên đáp ứng được quy trình hoạt động nghiêm ngặt của xưởng giặt với công nghệ xử lý tiên tiến trên thế giới hiện nay.
3.1. Khu phân loại, tẩy điểm
- 01 Máy tẩy điểm WorldEng, model WDP-9670
3.2. Khu giặt ướt và giặt khô
- 01 Máy giặt ướt ALPS - HS Cleantech, model: HSCW-AE23 công suất 23kg
- 01Máy giặt ướt ALPS - HS Cleantech, model: HSCW-AE28 công suất 28kg
- 01 Máy giặt ướt Paros - HS Cleantech, model: HSCW-E50 công suất 50kg
- 01 Máy giặt khô Paros - HS Cleantech, model: HSCS-20 công suất 20kg
3.3. Khu sấy khô
- 03 Máy sấy khô Paros - HS Cleantech, model: HSCD-ES45 công suất 45kg
3.4. Khu là
- 01 Máy là lô HS Cleantech, model: HSCR-E613, khổ 3m, 1 lô, đường kính lô: 600mm;
- 01 cầu là đơn WordEng, model: WDP-9510;
- 01 cầu là đa chức năng WorldEng, model: WDP: 9530DXA;
- 01 máy thổi form áo WorldEng, model: WDP-FA8750;
- 01 nồi hơi Ssangma, model: SM-3000, công suất 42kg hơi/h.
3.5. Các thiết bị Inox
- Xe đẩy đồ bẩn;
- Xe đẩy đồ sạch;
- Chậu ngâm tẩy;
- Bàn gấp, giá kệ;
- 01 máy giặt mini 10-20kg;
- 01 máy sấy mini từ 10-20kg
4. Chức năng và nhiệm vụ / Khu / Thiết bị
4.1. Chức năng, nhiệm vụ của từng khu vực
4.1.1. Khu phân loại, tẩy điểm
- Bước 1: Phân loại
Phân loại các đồ theo vết bẩn và chất liệu vải, đánh dấu nhận biết đồ của khách để giặt các mẻ theo từng loại máy giặt cho phù hợp.
Các cách thức phân loại đồ như sau:
+ Phân loại theo chất liệu: Khăn - Hấp thụ nước nhiều hơn; Ga (Chứa nhiều sợi Nilon) hấp thụ nước ít hơn. Chất liệu làm quần áo (đồ mặc hằng ngày, sơ mi, len, dạ , nhung, nỉ, da, đồ lông vũ...)
+ Phân loại theo vết bẩn: Chia đồ bẩn ít riêng, đồ bẩn nhiều riêng để tránh giây vết bẩn vào nhau
+ Phân loại theo loại vải, màu sắc. Nên giặt đồ trắng riêng, đồ màu riêng
+ Phân loại theo SIZE sản phẩm, đồ to riêng, đồ nhỏ riêng (Khăn nhỏ giặt riêng, khăn to giặt riêng, chăn ga giặt riêng...)
Chú ý: các đồ nhiều màu, chất liệu mỏng như áo dài veston, lụa tơ tằm ,... sẽ phải giặt riêng. Các loại này có thể dùng máy giặt khô để giặt.
- Bước 2: Xử lý vết bẩn
Đem đồ cần giặt vào bồn ngâm để làm sạch sơ bộ , dùng máy tẩy điểm và hóa chất giặt tẩy để tẩy những vết bẩn cứng đầu nhất.
4.1.2. Khu giặt
- Bước 3: Đưa đồ vào máy giặt
Chọn máy giặt có công suất phù hợp rồi đưa đồ vào máy giặt. Phụ thuộc vài từng nhóm vải đã phân loại, bạn cần cài đặt các chương trình riêng cho phù hợp để đạt hiệu quả tối ưu nhất, cân đối về thời gian giặt, lượng hóa chất sử dụng trong mỗi mẻ khác nhau. Các yếu tố chính ảnh hưởng tới chất lượng giặt trong bước này bao gồm:
+ Hóa chất sử dụng,
+ Thời gian giặt,
+ Nhiệt độ,
+ Tác động cơ học của máy giặt và
+ Cuối cùng là quy trình thao tác của người làm
Lưu ý: Ngoài việc đã cài đặt chương trình giặt cũng như hóa chất sử dụng, bạn cần lưu ý một số điểm sau:
- Cần cân vải trước khi cho vào lồng giặt, quan sát bằng mắt để đảm bảo không đưa đồ vào quá nhiều.
+ Đối với chất liệu hút nước nhiều như chất liệu Cotton thì cân tăng 115 -130% công suất máy.
+ Đối với chất liệu hút nước ít thì cân khoảng 90-95% công suất máy.
+ Đối với chất liệu 100% Nilon thì chỉ cân khoảng 80-90% công suất máy.
- Khi tiến hành cấp nước lần 1, bạn cần quan sát thấy độ hở ở trong lồng khi nhìn qua cửa kính theo hướng 4-11h thấy khoảng trống khoảng 20% là được. Bên cạnh đó, bạn cần lắng nghe tiếng va đập của nước ở trong lồng.
- Không nên lạm dụng nước giặt, nước xả và chất tẩy quá nhiều trong quá trình giặt vì ảnh hưởng đến chất lượng cũng như tuổi thọ của vải.
4.1.3. Khu sấy khô
- Bước 4: Sấy khô
Sau quá trình giặt vắt thì chuyển đồ sang công đoạn sấy khô. Tùy chỉnh chương trình sấy của máy sấy công nghiệp sao cho phù hợp với thời gian và nhiệt độ sấy. Phụ thuộc vào từng nhóm vải cần cài đặt chương trình sấy với thời gian sấy khác nhau để đảm bảo đồ vải sau khi sấy không bị quá khô hay vải bị co, cháy vải. Nên lưu ý, sấy ở nhiệt độ vừa phải, không quá thấp hay quá cao, thời gian sấy nên kéo dài ra.
4.1.4. Khu là
- Bước 5: Là phẳng, ủi đồ
Sau công đoạn sấy thì chuyển đồ qua công đoạn là ủi đồ. Phân loại đồ sao cho phù hợp với mỗi loại máy: Là lô, cầu là đơn, là đa chức năng, hoặc thổi form.
+ Là lô: thường là các loại ga như: ga giường, ga chăn, vỏ gối,...
+ Cầu là đơn, cầu là đa chức năng: dùng cho đồ bộ, quần tây, áo sơ mi
+ Thổi form: phù hợp với các loại áo dài , đồ veston dùng máy thổi form để phục hồi dáng ban đầu .
Các loại như khăn mặt, khăn tắm thì thường không nên ủi vì các loại khăn này luôn cần sự mềm mại của các sợi vải tự nhiên.
4.1.5. Khu hoàn thiện, đóng gói
- Bước 6: Phân loại để đóng gói thành phẩm cho khách
Khi công việc là ủi đồ hoàn tất thì sẽ được gấp và đóng gói cẩn thẩn và chuyển vào lưu kho. Thời gian lưu kho tối thiếu là 24h trước khi chuyển sang sử dụng. Vải cần thời gian nghỉ để có được độ bông xốp của sợi vải là tốt nhất, về trạng thái ban đầu cuả vải.
Trường hợp là khách hàng gửi đồ giặt thì cần đóng gói cẩn thận và trả hàng cho khách.
Chuyển đồ từ kho để đưa vào sử dụng. Nên lưu ý, chuyển đồ ra theo hình thức Nhập trước - Xuất trước. Nghĩa là đồ nào giặt, lưu kho trước thì nên dùng trước cái nào nhập kho sau thì dùng sau.