Đồ Jeans là gì ? Quy trình giặt đồ Jeans là gì ?

,

Những năm gần đây, ngành Dệt may Việt Nam liên tục có bước phát triển tích cực, đạt mức tăng trưởng xuất khẩu năm sau cao hơn năm trước. Theo nhận định của các chuyên gia thì Việt Nam sẽ trở thành công xưởng của thế giới trong linh vực may mặc, đặc biệt trong đó thì việc gia công và sản xuất các đồ từ vải Jeans, Denim và việc thực hiện quy trình giặt đồ Jeans thực sự là vấn đề đang chú ý hiện nay.

Cung tìm hiểu các vấn đề liên quan với các nội dụng như sau : 








4.2.1 Phương pháp giặt tẩy mầu đồ Jeans 

4.2.2 Phương pháp giặt bằng enzyme

4.2.3 Phương pháp giặt sử dụng a xít


4.3.1 Giặt đồ Jeans sử dụng đá 

4.3.2 Giặt đồ Jeans sử dụng phun cát

Do-Jean-la-gi-giat-do-jean-la-gi

Đồ Jean và các quy trình xử lý đồ Jean

1. Sự khác biệt giữa vải Denim và  vải Jeans


Jeans và denim là hai cụm từ thường bị nhầm lẫn ở hầu hết các nơi trên thế giới. Mọi người vô tình dùng những từ ngữ này khi chưa rõ về nghĩa của chúng, khiến chúng vô tình bị thay thế cho nhau và bị sử dụng nhầm. 

Tất cả đồ jean đều là từ vải denim nhưng không phải tất cả vải denim đều là vải jean. Nói dễ hiểu hơn, quần jean được làm bằng vải denim. Trong khi vải denim là loại vải thô được làm từ 100% cotton dệt thoi và có thể được sử dụng để sản xuất quần jean và các phụ kiện bao gồm túi xách, áo sơ mi, váy và áo jacket.

Su-khac-nhau-giua-jean-va-denim

Vải Jean là được làm từ Denim


1.1 Định nghĩa vải Jeans và Denim


-  Jeans là gì?

Quần jeans được làm từ vải denim 100% cotton (denim) nên có tính linh hoạt và thoải mái của denim. Chính vì thế mà nó được rất nhiều các bạn trẻ sinh viên sử dụng và yêu thích. Đăc biệt với quần jeans bạn sẽ không cần phải giặt thường xuyên bởi chúng bền và có khả năng cách nhiệt tốt để mặc thoải mái trong điều kiện thời tiết lạnh.

Quần jeans được coi là kiểu dáng quần mặc giản dị, tinh tế dành cho nam và nữ mặc trong cuộc sống đời thường. Có rất nhiều thiết kế đa dạng của quần jeans, nhưng về cơ bản đều được làm từ chất liệu denim.

- Denim là gì?

Như đã nói, denim là loại vải làm nên quần jeans. Ngoài quần jeans, cũng có rất nhiều phụ kiện khác như túi, váy và áo khoác, nhưng không có nghĩa là chúng sẽ mang tên "jeans”. Điều đó nói rằng, hai khái niệm jeans và denim là hai khái niệm khác hẳn nhau nhưng lại thường bị nhầm lẫn với nhau.

1.2 Ưu nhược điểm của vải Jeans và Denim


- Ưu điểm :

Vải denim chủ yếu được sử dụng nhờ các đặc tính cứng cáp và độ bền của nó. Theo cách làm truyền thống, denim được dệt bằng sợi cotton, tuy nhiên, khi pha trộn với polyester, việc bị co lại và nếp nhăn trong denim được giảm. 

Denim hiện nay còn được bổ sung lycra làm tăng khả năng co giãn của vải. Loại vải này có độ bền màu thấp và độ dày của nó thường làm cho việc vận động và hoạt động tương đối khó khăn hơn.

- Nhược điểm :

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì vải Denim vẫn tồn tại một số nhược điểm như:

Khả năng co giãn hạn chế nên không phù hợp để may các trang phục như đồ thể thao hay cho các hoạt động thể chất.

Bên cạnh đó vải denim cũng lâu khô nên thường tốn khá nhiều thời gian trong việc giặt giũ và làm sạch.

2. Quy trình sản xuất vải Jeans


Quá trình bắt đầu với thu hoạch bông, ginning, và làm thành kiện. Các kiện sau đó được chia thành các túi nhỏ, sau đó đi vào sản xuất. Bông chải thô sau đó được chuyển đổi thành các miếng nhỏ, được dệt trong máy kéo sợi tạo thành sợi từ những miếng này.

Sợi này sau đó được nhuộm, theo truyền thống là thuốc nhuộm chàm để cho nó bóng màu xanh denim.

Sợi nhuộm và sợi trắng sau đó được dệt thành vải denim, nơi các sợi màu xanh tạo thành sợi dọc, được dệt gần hơn sợi ngang của sợi trắng để tạo cho vải có màu xanh hơn.

Sau khi dệt, loại vải này đã sẵn sàng để hoàn thiện các quy trình như loại bỏ các sợi rời, loại bỏ xơ vải và cuộn. Vải denim cuối cùng sau đó được cuộn thành cuộn vải sẵn sàng cho lô hàng.

Ở khâu may, vải này được xếp chồng lên nhau trong các lớp và cắt thành các mẫu mong muốn, sau đó được may tùy theo yêu cầu thiết kế. Sau đó, hàng may mặc được may được gửi đến để rửa hoặc rửa đá theo yêu cầu.

Giăt rũ được thực hiện để làm cho denim mềm hơn, sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp.

Quy-trinh-san-xuat-do-jean

Quy trình sản xuất vải Jean và Denim


2.1 Phân loại đồ vải Jeans 


- Dry Jeans  :

Là vải được nhuộm màu xanh đậm, không wash màu và do đó, nó thường bị phai khi giặt. Vì thế mà rất nhiều người không thích giặt những chiếc quần làm bằng chất liệu này vì sợ bạc màu và mất dáng quần/áo.

- Raw Jeans  :

Đây là một loại vải được wash sau khi nhuộm. Việc wasch thường được thực hiện sao cho vải trở nên mềm hơn và cũng để loại bỏ sự co rút.

- Selvedge Jeans  :

Cách gọi khác là vải denim được may biên. Thông thường, những phần biên của vải Denim có một phần sọc trắng không bị dính màu nhuộm, và phần vải này được đặt dọc theo đường may của thân quần/áo. Loại vải này được cho là bền và tốt nhất trong các loại denim.

2.2 Ứng dụng đồ vải Jeans trong may mặc 


Hiện nay vải Denim được ứng dụng rất nhiều, đặc biệt là trong lĩnh vực thời trang. Bên cạnh đó loại vải này còn được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác như phụ kiện, sản xuất ô tô.

- Ở lĩnh vực may mặc

Vải Denim được ứng dụng để may quần jeans, áo khoác, các loại áo sơ mi, quần sooc, quần áo bộ, giày thể thao, quần yếm, váy,….

Trong sản xuất phụ kiện thì vải Denim được dùng để tạo ra các loại thắt lưng, túi xách hoặc các loại túi,…

- Ở lĩnh vực nội thất

Trong sản xuất các đồ nội thất thì vải Denim được sử dụng để sản xuất các vật dụng như chụp đèn, bọc ghế sofa hay các loại ghế túi đậu,…, giúp việc lựa chọn trang trí nhà cửa phong phú và đa dạng hơn rất nhiều.

- Ứng dụng khác

Hiện nay vải Denim cũng được sử dụng trong chăn ga gối đệm.

Bên cạnh đó chất liệu này còn được sử dụng trong lĩnh vực nghệ thuật.

Ung-dung-do-jean-trong-may-mac

Ứng dụng đồ vải Jean trong may mặc 


3. Quy trình trình gia công đồ từ vải Jeans ( Sản xuất quần Jeans)


Quá trình sản xuất quần jean bắt đầu tới khi hoàn thành mất một quãng thời gian dài và trải qua nhiều công đoạn khác nhau để biến những sợi bông thành những chiếc quần jean chúng ta mặc hàng ngày. Xin tóm lược quy trình chung nhất trong sản xuất quần jean ở dưới đây.

Quy-trinh-San-xuat-do-jean

Quy trình sản xuất gia công đồ Jeans


3.1 Xử lý sợi và dệt vải 


Quá trình sản xuất quần jean bắt đầu từ việc cán bông. Bông được thu hoạch từ cánh đồng và được xử lý rồi đóng thành kiện. Các kiện bông này được chở tới nhà máy để tháo dỡ và tách thành các búi nhỏ. Các búi bông nhỏ này sau khi được kiểm tra sẽ được chuyển tới bộ phận chải để làm sạch các tạp chất, gỡ rối và làm thẳng sau đó được tập hợp lại thành các miếng bông nhỏ hơn. Tiếp đó các miếng bông nhỏ này được đưa tới máy kéo sợi để kéo và xoắn thành sợi bông. Một số sợi bông sẽ được nhuộm màu chàm (có thể nhuộm vài lần để giúp cho màu được bền) và một số sợi không được nhuộm để giữ màu trắng nguyên thủy.

hinh-anh-xu-ly-soi-va-det--vai-jean 

Hình ảnh xử lý sợi và dệt vải Jeans


Sau khi quá trình nhuộm sợi kết thúc, sợi bông sẽ được phủ một lớp hồ mỏng (một dạng tinh bột) để tăng độ bền và trở nên cứng hơn. Sau đó, sợi nhuộm và sợi màu trắng được dệt trên thoi dệt lớn để tạo thành vải làm quần jean trong đó các sợi màu xanh tạo thành các sợi dọc rất sát nhau còn sợi trắng tạo thành các sợi ngang và kết quả là vải sau khi được dệt xong có màu xanh. Vải thuộc loại này được gọi là denim. Sau khi được dệt xong, vải denim sẽ được hoàn thiện bằng cách chải để loại bỏ chỉ thừa và xơ vải để giúp vải không bị xoắn và co. Vải denim sau khi hoàn thiện được xếp thành nhiều lớp (thông thường là 100 lớp) dày và được cắt theo thiết kế có sẵn để tạo ra các bộ phận của quần jeans.

3.2 Thiết kế gia công cắt may 


Trung bình để may một chiếc quần jean người ta ghép khoảng hơn 10 miếng vải khác nhau như các túi, thân quần, đai quần, đỉa quần. Phụ thuộc vào quy trình của các nhà máy, xưởng may, các phần này được may theo các dây chuyền khác nhau cho tới khi chiếc quần jean được hoàn thành. 

Xuong-gia-cong-do-jean

Xưởng gia công và giặt đồ vải Jeans


3.3 Giặt đồ jeans tạo kiểu 


Tại thời điểm này, chiếc quần jean vẫn chưa thể xuất xưởng, sau khi may xong, quần jean cần được mang đi giặt, tùy thuộc vào yêu cầu về màu sắc, hình dạng mà quần jean sẽ được giặt các kiểu khác nhau về màu sắc, độ mài, sờn hay rách..

Xuong-gia-cong-do-jean-va-thiet-bi-giat-jean 

Mô hình nhà xưởng giặt đồ jeans, thiết bị giặt đồ Jeans 


Có rất nhiều phương pháp giặt giặt hoàn thiện quần Jean, chúng ta sẽ tìm hiểu ở phần sau bài viết này...


3.4 Hoàn thiện đồ jeans


Sau khi giặt xong, quần jean được kiểm tra chất lượng và trải qua giai đoạn hoàn thiện cuối cùng gồm đóng nút, may mạc, ủi và đóng gói rồi được chuyển tới kho hàng sẵn sàng cho việc tiêu thụ.

4. Quy trình giặt đồ Jeans là gì ? Các phương pháp giặt Jeans


Giặt đồ jean là công đoạn gần như sau cùng để sản xuất quần jean. Đồ jean sau khi may xong sẽ được mang đi giặt để làm mềm vải và tạo các màu sắc, kiểu mài, sờn hoặc rách khác nhau phụ thuộc vào ý muốn của các nhà sản xuất. 

Như chúng tôi đã giới thiệu trong phần sản xuất vải denim. Để tăng độ bền cho vải, các nhà sản xuất đã phủ một lớp hồ vào các sợi dọc của vải khiến cho vải denim sống bị cứng. 

Ngoài việc tạo các hiệu ứng cho quần jeans thì mục đích của việc giặt là khiến cho vải mềm hơn tạo cảm giác thoải mái khi mặc.

Thiet-bi-giat-do-jean-chuyen-dung 

Thiết bị giặt đồ Jean chuyển dụng và hiện đại

4.1 Ưu nhược điểm của giặt đồ Jeans 


- Ưu điểm của việc wash quần:

Loại bỏ các chất hồ hoặc tinh bột có trong vải để vải mềm hơn. Ngoài ra người ta còn có thể cho các chất làm mềm (nước xả vải) để tăng độ mềm của quần jean.

Loại bỏ các chất bẩn như bụi, tạp chất lẫn vào trong quần trong quá trình sản xuất.

Đối với các sản phẩm quần jean may bằng vải co giãn, quá trình wash quần jean cũng làm những chiếc quần jean loại này co lại hết mức. Và quần này sẽ không thể bị co lại thêm nữa trong quá trình sử dụng.
Đối với quần jean đã giặt thì khách hàng có thể mua về mà mặc ngay, không cần phải giặt lại.

Các kiểu mài, sờn, rách rất đa dạng khiến cho các mẫu quần jeans trở nên phong phú. Đây chính là điểm nổi bật khiến cho quần jean khác xa các loại quần vải khác.

- Nhược điểm của Giặt đồ Jeans :

Thay đổi kích thước của quần jean: đối với quần jean được may bằng vải co giãn, sau khi wash thì những chiếc quần này sẽ bị thu nhỏ kích thước. Tùy thuộc vào mức độ co giãn của vải mà các size bị nhỏ đi từ 1-3 size. Ví dụ nếu vải bị co giãn 2 size, để có sản phẩm sau khi wash là size 26 thì kích thước khi may sẽ là size 28. Việc co lại nếu không đồng đều sẽ làm hỏng form quần.

Ảnh hưởng tới vải, chỉ và chất lượng của quần: Do các chất hồ bị loại bỏ hoàn toàn trong quá trình wash nên quần jean sau khi wash sẽ có độ bền kém hơn so với vải denim sống (raw denim). Tùy thuộc vào cách wash quần jean mà mức độ ảnh hưởng tới vải và đường may khác nhau.

Quần jeans có thể được giặt trong máy giặt công nghiệp lớn với nhiệt độ lên tới khoảng 80 độ C. Ngoài ra, để tạo được hiệu ứng sờn, rách người ta cho đá vào để giặt cùng. Các viên đá cọ xát với quần jeans tạo ra hiệu ứng sờn, quá trình này cũng khiến cho chỉ may quần jeans bị hỏng. Ngoài ra, đối với quần jean có độ co rút lớn, khi quần co lại và đường chỉ không co lại tương ứng (thông thường chỉ ít có khả năng co giãn) sẽ kiến đường may không thẳng.

Có nhiều cách cũng như công nghệ được sử dụng để giặt quần jeans và được chia thành 2 loại chính đó là giặt hóa học và giặt vật lý

may-giat-do-jeans-dung-hoa-hoc-va-co-hoc

Máy giặt đồ Jeans sử dụng hóa học và cơ học


4.2 Giặt đồ Jeans sử dụng phương pháp hóa học 


Phương pháp giặt quần jeans sử dụng phương pháp hóa học là cách giặt phổ biến nhất trên thế giới và được hầu hết các nhà sản xuất quần jeans lựa chọn sử dụng

4.2.1 Phương pháp giặt tẩy mầu đồ Jeans 


Trong quá trình này, người ta sử dụng các chất tẩy có khả năng ô xy hóa mạnh (vị dụ KMnO4) để wash quần jeans. Cách giặt này dựa trên màu nguyên thủy của quần jeans, các nhà sản xuất sử dụng chất tẩy để tẩy 1 phần màu nguyên thủy của vải denim để cho ra kết quả màu sắc mong muốn. 

Cách giặt này phục thuộc vào mức độ của chất tẩy, thời gian giặt và nhiệt độ giặt. Thông thường người ta sử dụng chất tẩy mạnh và thời gian wash ngắn trong phương pháp này. 

Dưới đây là 5 bước chính trong quá trình giặt tẩy màu.

- Bước 1: Loại bỏ chất hồ

Đưa quần jean vào trong máy giặt (khoảng 100kg quần/lượt)
Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ (có thể là 1:5 – 5 lít nước cho 1kg quần jean) và cho máy giặt quay ở tốc độ 12-15 vòng/phút
Cho thêm chất xúc tác (khoảng 3kg)
Cho chất tẩy (khoảng 1kg)
Điều chỉnh nhiệt độ để nước đạt khoảng 60 độ C
Duy trì quá trình giặt trong khoảng 20 phút rồi xả nước
Giặt lại với nước nóng (40-50 độ C) trong 5 phút

- Bước 2: Tẩy màu

Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ 1:5
Bật cho máy chạy (tốc độ quay 12-15 vòng/phút) và cho nước soda (khoảng 2kg Na2CO3) vào máy
Cho thêm kiềm (NaOH) vào máy giặt (khoảng 2kg kiềm)
Cho thêm chất tẩy (H2O2) vào với tỷ lệ 5ml chất tẩy cho mỗi lít nước
Đưa chất tạo ổn định vào với tỷ lệ 2ml cho mỗi lít nước
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy giặt lên 70-80 độ C
Duy trì việc này trong khoảng 60-70 phút và xả nước
Giặt lại với nước nóng (khoảng 50 độ C)

- Bước 3: Trung hòa hóa chất

Cho nước vào máy giặt theo tỷ lệ như trên
Chạy máy với tốc độ 12-15 vòng/phút
Thêm a xít acetic vào (CH3COOH) với tỷ lệ 1-2ml cho mỗi lít nước
Duy trì quá trình quay khoảng 10-15 phút rồi xả nước

- Bước 4: Xử lý làm sáng quần

Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
Cho chất làm trắng/sáng (hợp chất của Flo) định lượng tùy theo yêu cầu về độ sáng của màu
Điều chỉnh nhiệt độ trong máy lên 80 độ
Tiếp tục giặt trong khoảng 10 phút rồi xả nước

- Bước 5: Làm mềm vải

Cho nước theo tỷ lệ 1:5 như trên
Cho máy chạy với tốc độ 12-15 vòng/phút
Cho thêm chất làm mềm vải (100g-500g cho 100kg quần jeans)
Điều chỉnh nhiệt độ vào khoảng 40-60 độ, cho máy quay trong 5 phút rồi xả nước sau đó có thể lấy quần khỏi máy.

- Các hạn chế của việc giặt theo phương pháp tẩy màu:

Khó kiểm soát quá trình wash do kết quả cuối cùng phụ thuộc vào hàm lượng chất tẩy, tốc độ máy, nhiệt độ của nước. Phương pháp này gần như không cho kết quả giống hệt nhau cho mỗi lần wash.

Khi màu sản phẩm ở trạng thái mong muốn, thời gian để dừng máy là rất ngắn, nếu chậm trễ là màu sản phẩm sẽ bị thay đổi. Chất tẩy mạnh cũng làm giảm độ bền của vải và chỉ may.

Gây ô nhiễm môi trường và có ảnh hưởng tới sức khỏe

Cần phải có biện pháp để khử clo.

4.2.2 Phương pháp giặt bằng enzym


Đây là phương pháp giặt thân thiện với môi trường, quy trình giặt giống với phương pháp giặt bằng chất tẩy tuy nhiên giặt bằng enzyme sử dụng các enzyme hữu cơ (vi khuẩn) để ăn cellulose trong vải thay thế cho chất tẩy.

Khi màu của quần jean đạt tới mức độ yêu cầu, các nhà sản xuất sẽ tăng nhiệt độ hoặc thay đổi độ kiềm trong máy giặt làm cho vi khuẩn dừng hoạt động. 

Giặt bằng enzyme thường có công suốt nhỏ hơn, mỗi lần giặt khoảng 30-40 quần.

4.2.3 Phương pháp giặt sử dụng a xít


Quần jean sống (raw denim) được trộn lẫn với đá bọt, các viên đá bọt này trước đó được nhúng trong dung dịch tẩy (hypo clorit) hoặc thuốc tím (Kali pemanganat) với mục đích để tẩy màu. Khi các viên đá này tiếp xúc với bề mặt vải, phần vải tiếp xúc với đá sẽ được tẩy màu.

Thông thường cách giặt này tạo ra sản phẩm quần jeans có độ mài không đồng nhất. Ưu điểm của phương pháp này là tiết kiệm nước so với phương pháp wash bằng chất tẩy.

Thiet-bi-giat-do-jean-dung-axit

Máy giặt chuyên dụng trong ngành gia công đồ jeans 


- Quy trình

Phương pháp này có quy trình gần giống với phương pháp wash sử dụng chất tẩy, điểm khác biệt duy nhất nằm ở công đoạn tẩy màu trong đó:

Các nhà sản xuất phải chuẩn bị đá tẩy màu với số lượng đá bọt tùy thuộc vào khối lượng quần cần giặt. Đá bọt được nhúng vào dung dịch tẩy gồm 100 lít nước, 1kg kali pemanganat (KMnO4), 300 ml phosphoric (a xít phốt pho rích – H3PO4), thời gian nhúng đá trong dung dịch khoảng 2-3 phút, sau đó đá được phơi khô ngoài không khí trong khoảng 60-90 phút.

Tiếp đó, quần sau khi được tẩy keo được chia thành các phần nhỏ 20-30kg mỗi phần và cho vào máy sấy cùng với đá tẩy. Số lượng đá tẩy phụ thuộc vào màu sắc mong muốn của nhà sản xuất. Máy sấy sẽ chạy trong khoảng thời gian 5-7 phút, tại đây các viên đá cọ xát với quần jeans tạo thành các vết trầy xước tự nhiên, các phản ứng ô xy hóa khử ở chỗ tiếp xúc giữa đá và quần tạo nên kiểu mài cho quần.

Sau khi tắt máy sấy, gỡ quần ra khỏi các viên đá và tiếp tục thực hiện các công việc tiếp theo gồm trung hòa hóa chất, xử lý làm sáng màu và làm mềm vải.

- Hạn chế của phương pháp giặt bằng axit

Màu chàm gốc của quần jean có xu hướng ngả sang vàng nếu quá trình trung hòa hóa chất không được xử lý hoàn toàn. Để khắc phục tình trạng này, người ta có thể dùng a xít Ethylenediaminetetraacetic (C10H16N2O8) để tạo phức hợp với kim loại măng gan (Mn)

4.3 Giặt đồ Jeans sử dụng phương pháp vật lý 


4.3.1 Giặt đồ Jeans sử dụng đá 


Giat-do-jeans-su-dung-da-co-hoc

Giặt đồ Jean sử dụng phương pháp giặt đá


Trong phương pháp này, những chiếc đồ jean vừa được giặt bằng phương pháp hóa học sẽ được đưa vào các máy giặt lớn và được trộn lẫn với đá bọt để làm mềm và được mài sờn theo thiết kế. Sự khác nhau về thành phần đá, độ xốp, độ cứng, hình dạng và kích thước khiến cho đá có nhiều công dụng khác nhau. Đá bọt thường giúp đồ jeans được mài và sờn vì những viên đá này sẽ mài mòn bề mặt đồ jeans.

Quy trình giặt đá cũng giống với quy trình giặt bằng chất tẩy, điểm khác biệt là trong bước 2 "tẩy màu” thì người ta cho một lượng lớn đá vào máy giặt để quay giặt cùng với quần. Thông thường lượng đá cho vào có trọng lượng bằng một nửa trọng lượng của mẻ quần.

Đá bọt là đá hình thành từ sự phun trào của núi lửa, đá bọt nhẹ và có độ xốp cao có thể nổi trên mặt nước, một số nước có nhiều đá bọt như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, Indonesia và Philippines, đá bọt là một trong những thành phần quan trọng trong việc giặt đá cho các sản phẩm may mặc, đá được dùng để mài mòn bề mặt của các sản phẩm vải tạo ra các màu tương phản và khiến vải mềm hơn, thông thường kích thước đá bọt dùng để giặt có đường kính từ 1-7cm

- Hạn chế khi giặt đá:

Gây tổn hại tới máy giặt và đồ jean do đá chà xát vào máy giặt và chà xát vào quần.

Khó kiểm soát chất lượng sản phẩm đầu ra, kiểu dáng các quần trong cùng 1 mẻ giặt không đồng nhất, một số quần bị hỏng do bị mài mòn quá nhiều

4.3.2 Giặt đồ Jeans sử dụng phun cát


Trong phương pháp này, cát được sử dụng để mài quần. Các nhà sản xuất dùng súng phun cát để phun lên quần, những chiếc quần được treo trên máy để tự động xoay các phần cần giặt màu hướng về máy phun cát. 

Với công nghệ thấp hơn thì người công nhân trực tiếp xoay các phần cần mài và phun cát vào. Đây là phương pháp thuần vật lý không sử dụng bất cứ chất hóa học nào. 

Phương pháp này cũng không sử dụng nước và không cần công đoạn sấy khô quần. Để mài quần, người ta trải từng chiếc quần lên bàn và sử dụng máy nén khí với lực tác động khoảng 3-4kg/cm2. Các hạt cát silicon (Al2(SiO4)3) được đưa vào máy bình chứa của máy nén khí và phun trực tiếp lên mặt quần. 

Thông thường góc tiếp xúc giữa luồng cát và quần trong khoảng 10-20 độ. Không khí và các hạt cát được phun ra từ máy nén khí tới các điểm mong muốn trên quần bò tạo nên hiệu ứng mài, sờn hay rách. Người điều khiển máy nén khí có thể điều chỉnh cường độ phun để tạo nên các sản phẩm khác nhau.

~~~~~~~~~~~ Dịch vụ ~~~~~~~~~~

KingMart Laundry tập trung vào các dịch vụ sau:

- Tư vấn giải pháp thiết bị giặt mài, giặt nhuộm, giặt đồ Jean công nghiệp Nhập khẩu Eu, Korea, Mỹ, Italia, Turkey, Tây Ban Nha....

- Cung cấp giải pháp về thiết bị giặt trong ngành may mặc dệt nhuộm

- Cung cấp hóa chất giặt là, chất tẩy công nghiệp, hóa chất giặt ủi công nghiệp 

- Cung cấp dịch vụ lắp đặt và sửa chữa, bảo trì hệ thống giặt là công nghiệp.

~~~~~~~~~~~ Liên Hệ ~~~~~~~~~~

Công Ty Cổ Phần KingMart Việt Nam

Showroom : CN06 Khu công Nghiệp Từ Liêm, Từ Liêm, Hà Nội

HotLine : 0902 230 986